Những thông tin cần biết về thuế thu nhập cá nhân năm 2020

Đóng thuế là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Đây là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước đảm bảo phúc lợi xã hội. Vậy khi nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Hãy cùng ANA tìm hiểu dưới đây.

thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân và nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân

  • Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.

Tiền thuế của dân nộp vào ngân sách nhà nước. Nhà nước sẽ dùng vào những việc như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, giáo dục, y tế, an ninh trật tự, quốc phòng dảm bảo quyền lợi của nhân dân.

  • Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân

  • Đối tượng có thu nhập từ kinh doanh

Theo khoản 2 điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Đối với những cá nhân, tổ chức, hộ gia đình khi thực hiện bất cứ hoạt động kinh doanh nào. Doanh thu trên 100 triệu đồng trên 1 năm sẽ phảu nộp thuế thu nhập cá nhân.

  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Dựa trên tiền lương, tiền công của người lao động để làm căn cứ tính thuế và thuế xuất. Thuế sẽ được xác định dựa trên mức thu nhập chịu thuế. Trong đó, trừ một số khoản giảm trừ như sau:

  • Trừ những khoản giảm trừ gia đình
  • Trừ những khoản tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội,
  • Những khoản sử dụng đóng góp từ thiện, nhân đạo.

Người lao động khi được hưởng lương sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân mức lương tối thiểu hằng tháng phải lớn hơn 9 triệu đồng.

  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Căn cứ điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC những người lao động có thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân, cụ thể:

Mức TNCN phải nội = Thu nhập tính Thuế x 20%

  • Thu nhập từ việc đầu tư vốn phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Số thu nhập nhận được từ việc đầu tư vốn cũng sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân cụ thể:

Mức thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 5%

  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Người có thu nhập hằng tháng từ việc chuyển nhượng bất động sản. Những đối tượng này đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Điều này được quy định trong khoản 5 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Mức thuế TNCN phải nộp = Mức giá chuyển nhượng BĐS x 2%

  • Thu nhập từ việc trúng thưởng

Căn cứ  vào điều 15 thông tư 111/2013/TT-BTC những cá nhân trúng thưởng giá trị trên 10 triệu đồng đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:

Mức thuế TNCN = Thu nhập tính thuế  x 10%

  • Đối tượng có thu nhập bản quyền

Những đối tượng có thu nhập trên 10 triệu từ bản quyền đều phải nộp thuế TNCN. Sô thuế phải nộp được tính từ số tiền bắt đầu vượt trên 10 triệu đồng. Điều này được quy định ở khoản 1 điều 13 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Mức thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 5%

  • Thu nhập từ quyền thương mại

Đối tượng có thu nhập từ quyền thương mại trên 10 triệu đồng đều phải nộp thuế TNCN, điều này được quy định trong khoản 1 điều 14 thông tư 111/2013/TT-BTC.

Mức thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 5%

Các trường hợp được miễn nhiễm thuế thu nhập cá nhân

Điều 4 Nghi định 65/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ xung tại nghị định 91/2014/NĐ – CP có nhiều khoản thu nhập không phải chịu thuế TNCN cụ thể :

Thu nhập bất động sản chuyển nhượng giữa vợ với chồng, cha đ, mẹ và con…

Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất và tài nguyên ngắn liền trên đất của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất mà được nhà nước giao

Thu nhận từ nhận thừa kế, quà tặng là BĐS giữa vợ chồng, cha, mẹ, con cái…

Phần tiền lương làm thêm ban đêm được trả cao hơn tiền lương làm việc ban ngày theo quy định của pháp luật

Thu nhập từ tiền lãi gửi tổ chức tín dụng, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Những lưu ý về tờ khai thuế TNCN

Nộp thuế thu nhập cá nhân có thể thực hiện theo 2 cách:

  • Ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân
  • Quyết toán và kê khai thuế thu nhập cá nhân trực tiếp

Chúng ta hãy cùng tìm hiều về 2 trường hợp trên cụ thể dưới đây.

  • Ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Cá nhân thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức cá nhân thu nhập quyết toán thuế trong các trường hợp sau:

Cá nhân có thu nhập ký kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một tổ chức, trả thu nhập, và đang làm việc trong tại thời điểm ủy quyền thì được ủy quyền quyết toán thuế TNCN tại tổ chức trả thu nhập đó.

Cá nhân có hợp đồng lao động 3 tháng trở lên tại tổ chức trả thu nhập và có thu nhập ở các nơi khác bình quân không quá 10 triệu/tháng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%

Cá nhân có hợp đồng 3 tháng trở lên ở một nơi và có thu nhập cho thuê nhà hoặc đất có doanh thu bình quân trong tháng trong năm quá 20 triệu đồng đã nộp thuế tại nơi có nhà cho thuê.

  • Quyết toán và kê khai thuế thu nhập cá nhân trực tiếp

Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, do các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng chưa thực hiện khấu trừ thuế, khai thuế với cơ quan thuế theo quý

Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chứ, các nhân trả từ nước ngoài thực hiện khai thuế với cơ quan thuế theo quý.

Cá nhân có hợp đồng lao động trên 3 tháng và có thu nhập ở nơi khác với thu nhập bình quân trên 10 triệu/ tháng dù đã bị khấu trừ 10%.

Cá nhân làm việc theo hợp đồng trên 3 tháng ở 1 nơi và có thu nhập từ việc thuê nhà hoặc đất có doanh thu bình quân trong tháng trong năm quá 20 triệu đồng.

Để việc kê khai và tính thuế TNCN nhanh và chính xác, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn cho mình giải pháp phần mềm để quản lý. Phần mềm quản lý nhân sự - tiền lương chuyên biệt sẽ là một giait pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Hoặc có thể tích hợp phần hành kế toán tiền lương với phần mềm kế toán của ANA sẽ giúp cho doanh nghiệp thuận lợi cho công việc quản lý thuế, thu nhập cá nhân của cán bộ công nhân viên trong công ty.

Có thể các bạn quan tâm